Blog > Chủ đề khác > Hướng đi mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thuế đối ứng Mỹ

Hướng đi mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thuế đối ứng Mỹ

Lê Ngọc 11/04/2025 10:46

Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong các ngành như dệt may, điện tử và gỗ. Tuy nhiên, trong thách thức cũng tiềm ẩn cơ hội để tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tăng cường nội lực và mở rộng thị trường xuất khẩu.

1. Tổng quan chính sách thuế đối ứng Mỹ

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng mới, áp thuế 10% lên hàng nhập khẩu từ tất cả các nước từ 5/4 và thuế đối ứng Mỹ từ 9/4 với nhiều quốc gia. Việt Nam nằm trong danh sách chịu thuế đối ứng Mỹ ở mức 46%. Một số mặt hàng như vàng, đồng, dược phẩm, nội thất gỗ, bán dẫn và một số khoáng sản, năng lượng không bị ảnh hưởng. Trong khi đó, các mặt hàng như nhôm, thép, ô tô và phụ tùng tiếp tục chịu thuế 25% như trước.

Ngành dệt may hiện có giá trị xuất khẩu sang Mỹ chiếm 43,6% (tương đương 16,1 tỷ USD); máy tính và linh kiện điện tử chiếm 32% (23,2 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ chiếm 42,3% (22 tỷ USD); gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 56% (9,1 tỷ USD); giày dép 36,2% (8,3 tỷ USD); thủy sản 18,2% (1,5 tỷ USD). Việc Mỹ áp thuế đối ứng Mỹ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến các doanh nghiệp trong các ngành này. Trong khi đó, các ngành như cao su, giấy, dây cáp điện… bị tác động ở mức trung bình.

2. Mỹ áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao?

Mức thuế 46% mà Mỹ dự kiến áp dụng gây sức ép lớn lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hệ quả kéo theo là thâm hụt thương mại có thể gia tăng, tỷ giá và dự trữ ngoại hối chịu áp lực, đồng thời nguy cơ thất nghiệp trong các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày có thể gia tăng.

Dù vậy, diễn biến mới cho thấy một tín hiệu tích cực: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn áp dụng mức thuế này trong 90 ngày. Trong khoảng thời gian đó, Việt Nam và Mỹ sẽ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó vấn đề thuế quan sẽ là nội dung trọng tâm. Đây chính là một cơ hội đàm phán để hai bên tìm ra giải pháp thích hợp, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực từ chính sách thuế đối ứng Mỹ.

phần mềm quản lý bán hàng

3.  Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi Mỹ áp thuế đối ứng

Trong thách thức cũng có cơ hội: đây là thời điểm thúc đẩy cải cách, tăng nội lực sản xuất, giảm phụ thuộc nhập khẩu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng. Việt Nam cũng nên tận dụng các FTA như EVFTA, CPTPP để mở rộng thị trường sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thứ nhất, đánh giá toàn diện tác động từ quyết định áp thuế của Mỹ, không chỉ về kinh tế, thương mại mà cả trên phương diện chính trị và quan hệ song phương. Cần phân tích mức ảnh hưởng lên các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, nông – thủy sản, cũng như tác động đến tăng trưởng GDP, cán cân thương mại, tỷ giá và việc làm. Đồng thời, cần dự báo khả năng giảm lợi thế cạnh tranh và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Thứ hai, trong đàm phán với Mỹ, cần ưu tiên minh bạch hóa nguồn gốc hàng hóa, cung cấp đầy đủ chứng từ về xuất xứ và chi phí sản xuất. Đồng thời, cần siết chặt quản lý doanh nghiệp FDI để ngăn gian lận thương mại, tránh nguy cơ bị Mỹ cáo buộc trợ cấp. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được điều chỉnh phù hợp với quy định của WTO. Có thể đề xuất cơ chế giám sát chung với Mỹ để đảm bảo tuân thủ quy tắc xuất xứ.

Thứ ba, cần chủ động tăng nhập khẩu từ Mỹ những mặt hàng phù hợp với nhu cầu trong nước, bao gồm cả sản phẩm liên quan đến quốc phòng. Đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc mà doanh nghiệp Mỹ quan tâm, đặc biệt về chính sách tiền tệ, nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá theo định hướng của Chính phủ.

Thứ tư, xây dựng các kịch bản ứng phó. Nếu đàm phán thành công và Mỹ chỉ áp thuế một phần, tác động sẽ hạn chế và có thể kiểm soát. Khi đó, Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội từ các mặt hàng được miễn trừ và hỗ trợ các ngành bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu Mỹ áp thuế rộng, ảnh hưởng lớn hơn đến xuất khẩu và GDP, Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khác, kích thích tiêu dùng nội địa, thu hút FDI chất lượng cao và chuẩn bị sẵn các phương án đối phó lâu dài.

Thứ năm, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào Mỹ bằng cách mở rộng sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tận dụng ưu đãi thuế từ các FTA để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng. Cần tập trung vào các mặt hàng có thế mạnh như dệt may, thủy sản, điện tử; tuân thủ nghiêm quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi.

Phần mềm quản lý bán hàng BigSeller hỗ trợ quản lý bán hàng miễn phí tại đây
phần mềm quản lý bán hàng

Thứ sáu, tăng cường tiêu dùng nội địa và phát triển chuỗi cung ứng trong nước để bù đắp phần xuất khẩu sụt giảm. Cần có các gói hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm, tránh bị áp thuế phòng vệ. Đồng thời, phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và rủi ro về điều tra thương mại.

Thứ bảy, theo dõi chặt chẽ chính sách thương mại của Mỹ để kịp thời đưa ra giải pháp phù hợp. Duy trì tinh thần hợp tác và ứng xử linh hoạt để bảo vệ lợi ích quốc gia mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

4.Kết luận

Việc Mỹ áp thuế đối ứng là phép thử cho khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam. Bằng cách tận dụng thời gian đàm phán, đa dạng hóa thị trường, nâng cao năng lực sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định thương mại quốc tế, Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội, củng cố vị thế trên thị trường toàn cầu.